Các phương thức vận chuyển phổ biến nhất tại Việt Nam

Các phương thức vận chuyển phổ biến nhất tại Việt Nam

Có 4 phương thức vận chuyển phổ biến nhất tại Việt Nam ngày nay: vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường thủy và vận chuyển đường hàng không. Bài viết sau Gia đình Logistics chia sẻ đến bạn chi tiết về các phương thức đó. chứng chỉ hành nghề kế toán viên

Các phương thức vận chuyển phổ biến nhất

1. Phương thức vận chuyển đường bộ

phuong-thuc-van-chuyen-duong-bo

Vận chuyển đường bộ có thể được xem là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay với hàng hóa được chuyên chở bằng các loại xe khác nhau. hoc vi tinh o dau

Vận chuyển bằng ô tô theo đường bộ có lịch sử ra đời sớm nhất. Nhưng vận chuyển đường bộ bằng ô tô có nhược điểm là chỉ có thể vận chuyển hàng hòa có số lượng khiêm tốn và có khoảng cách ngắn khoảng 500 km. Do thời gian vận chuyển không nhanh nên đối với hàng thực phẩm tươi sống sẽ dễ bị hỏng.

Vận chuyển hàng hóa đường bộ bằng ô tô chủ yếu chỉ chuyên chở hàng hóa khu vực nội địa, còn đối với hàng hóa quốc tế vận tải ô tô thường rất hạn chế.

Đối với những đơn hàng lớn, số lượng và khối lượng nhiều, hàng hóa sẽ thường được vận chuyển bằng container. Đây là phương thức để vận chuyển hàng hóa từ kho của người bán hàng ra sân bay hay cầu cảng từ đó đưa ra nước ngoài bằng máy bay hay tàu thuỷ. Hàng hóa vận chuyển bằng container thường được niêm phong bằng kẹp chì để đảm bảo không xảy ra trường hợp mất cắp hay hao hụt bởi kẻ xấu và người gian lận nhằm chuộc lợi cá nhân mà rút bớt hàng hóa trên container. học quản trị nhân sự

2. Phương thức vận chuyển đường sắt

phuong-thuc-van-chuyen-duong-sat

Vận chuyển đường sắt ra đời trong khoảng thế kỷ 18, được thiết kế chạy bằng các đầu máy và các toa xe trên các đường ray đã lắp đặt cố định tuyến đường từ trước. học c&b

Vận tải đường sắt là một phương thức vận chuyển phổ biến được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.

Đường sắt thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn, số lượng nhiều, và khoảng cách vận chuyển về địa lý khá dài. Các mặt hàng thường xuyên được vận chuyển bằng đường sắt có thể kể đến như: than, gỗ, hóa chất, hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm với số lượng thường là cả toa trở lên.

3. Phương thức vận chuyển đường thủy

phuong-thuc-van-chuyen-duong-thuy

Vận chuyển đường thủy gồm có 2 loại chính là vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường biển.
Vận tải đường biển hay còn gọi là vận tải trên biển, chuyên chở hàng hóa và khách hàng giữa các quốc gia theo đường biển.

Vận tải đường biển ra đời khá sớm từ thế kỷ thứ V trước công nguyên. Cho đến nay ngành vận tải đường biển vẫn phát triển và đây được nhận định là một trong những ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.

Vận tải bằng đường biển là một phương thức phổ biến, an toàn và được sử dụng nhiều nhất đối với hàng hoá. Lý do chính là vì chi phí rẻ, có thể chuyên chở được số lượng lớn hàng hoá cồng kềnh như ô tô, nguyên vật liệu xây dựng,.. và các hàng hoá có chứa xăng, dầu…vốn không được phép vận chuyển bằng máy bay. Do lịch sử phát triển lâu đời, nên các quy định về vận tải đường biển được xây dựng khá hoàn chỉnh. Vận tải đường biển sử dụng nguồn luật INCOTERMS được quy định rất chặt chẽ và phân chia rõ ràng trách nhiệm cho cả người mua, người bán lẫn người giao hàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ tranh chấp đối với các thương vụ vận tải bằng đường biển nhưng khá hi hữu và để yên tâm hơn, chúng ta hoàn toàn có thể mua bảo hiểm đường biển.

Tuy nhiên vận tải đường biển có thời gian vận chuyển khá lâu nên chỉ thích hợp để chuyển những hàng hóa bền, hạn sử dụng lâu, hàng cồng kềnh hay những mặt hàng có giá trị thấp như các vật liệu xây dựng, gạo, than, cao su… mà không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng. hoc tai chinh

4. Phương thức vận chuyển đường hàng không

phuong-thuc-van-chuyen-duong-hang-khong

>>>Xem thêm: Do là gìVgm là gìVận đơn là gì

So với các phương thức vận chuyển khác, vận tải đường hàng không là một ngành vận tải khá mới, chỉ xuất hiện ở đầu thế kỷ 20. Vận tải hàng không sử dụng các loại máy bay chuyên dụng để chở hành khách và hàng hóa.

Hàng không trước kia chỉ chuyên chở hàng khách nhưng ngày nay vận tải hàng không đã được sử dụng rộng rãi vào việc chuyên chở hàng hóa nội địa và quốc tế. 

Vận chuyển đường hàng không thích hợp cho việc chuyên chở các hàng hóa có giá trị cao, đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh. Không sử dụng cho các hàng hóa có trọng lượng lớn và cồng kềnh cũng như hàng hóa có giá trị thấp.

Hy vọng bài viết trên của Gia đình Logistics sẽ giúp doanh nghiệp Logistics tìm được phương thức vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất! Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các khóa học xuất nhập khẩu -logistics thực tế tại các trung tâm uy tín. 

>>> Xem thêm: Supply Chain là gì? Vai trò và lợi ích của Supply chain

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *