CFR Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Điều Kiện CFR Incoterms 2010

CFR Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Điều Kiện CFR Incoterms 2010

CFR là một trong những thuật ngữ phổ biến cho xuất nhập khẩu ngày nay, đặc biệt là khi nói đến vận chuyển đường biển hay đường thủy.

Vậy bạn đã hiểu CFR là gì chưa? Làm thế nào để tính giá CFR nhập khẩu và xuất khẩu? Người mua và người bán có nghĩa vụ gì trong CFR? Gia Đình Logistics sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết này.

»»» REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

1. CFR là gì trong xuất nhập khẩu?

CFR viết tắt của từ gì?CFR là viết tắt của từ Cost and Freight, nghĩa là tiền hàng và cước phí.

CFR là gì? – CFR là một trong 11 điều khoản quốc tế về thương mại, giá cả và cước phí hiện đang áp dụng cho vận tải đường biển, đường thủy nội địa, quốc tế.

FCR là gì trong xuất nhập khẩu

Nếu sử dụng điều kiện CFR thì sau khi hàng đã lên tàu, trách nhiệm người bán sẽ hết, còn lại mọi rủi ro hay trục trặc trong quá trình vận chuyển do người mua chịu, nhưng cước phí do người bán chịu.

2. Giá CFR là gì? Giá CFR ai mua bảo hiểm?

Giá CFR được tính bằng giá FOB (giá cảng xuất) cộng với cước vận chuyển. Giá FOB không bao gồm phí bảo hiểm và cước phí đến cảng của bên nhập khẩu.

Theo các điều khoản của CFR, không bên nào bắt buộc phải mua bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, bên có rủi ro cao hơn nên mua bảo hiểm cho hàng hoá.

3. Nội dung điều kiện CFR Incoterms 2010

Nghĩa vụ của người bán:

– Giao hàng theo hợp đồng quy định

– Chuẩn bị các loại hóa đơn bắt buộc: Hóa đơn thương mại, chứng từ vận chuyển, giấy phép xuất khẩu

– Ký hợp đồng vận chuyển và thanh toán cước phí đến cảng đích theo quy định trong hợp đồng. Hợp đồng vận chuyển phải tuân theo các yêu cầu thông thường.

– Gửi hàng lên tàu và thanh toán toàn bộ phí bốc hàng.

– Xử lý thủ tục hải quan xuất khẩu

– Thông báo cho người mua ngay khi hàng đã sẵn sàng, tính thuế và chuyển lên tàu; cả khi hàng tới cảng đến được chỉ định để người mua sẵn sàng nhận hàng trong một thời gian hợp lý.

– Cung cấp cho người mua những hóa đơn, vận đơn sạch (Clean Bill of Lading) như: vận đơn đường biển, thư đường biển, với điều kiện hàng đã trên tàu, tiền cước đã thanh toán và có thể chuyển nhượng.

– Thanh toán phí dỡ hàng đã bao gồm trong phí vận chuyển.

– Chịu mọi rủi ro trước khi hàng đã xếp lên tàu tại cảng xuất.

Điều kiện giao hàng FCR incoterms 2010

Nghĩa vụ của người mua:

– Nhận hàng gửi có hóa đơn, chứng từ kèm theo khi hàng đến cảng theo hợp đồng.

– Thanh toán tất cả các khoản phí dỡ hàng không bao gồm trong chi phí vận chuyển.

– Ký hợp đồng bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm nếu cần thiết.

– Chịu mọi rủi ro và tổn thất từ khi hàng hóa đã xếp trên tàu tại cảng xuất trong hợp đồng.

– Thông quan nhập khẩu

– Thực hiện các thủ tục cần thiết (nếu có) để quá cảnh qua nước thứ ba.

4. Điểm giống và khác nhau giữa CPT và CFR là gì

– Người bán thuê tàu

– Rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển trên biển do người mua chịu

– Nghĩa vụ thông quan

– Chi phí bốc dỡ

Khác

– CPT có thể được sử dụng cho tất cả các phương thức vận tải (phổ biến nhất là đường biển và đường hàng không) trong khi CFR chỉ được sử dụng cho đường biển và đường thủy nội địa.

– Khi sử dụng CPT, người bán được miễn trách nhiệm sau khi vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đã quy định.

Còn với CFR, người bán hết trách nhiệm sau khi hàng đã lên tàu..

5. So sánh FOB và CFR

5.1. Điểm giống nhau giữa điều kiện FOB và CFR là gì

– FOB và CFR áp dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội địa.

– Người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu và người mua làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

– Vị trí chuyển giao rủi ro tại cảng xuất: trên lan can tàu

– Không bắt buộc bên nào mua bảo hiểm cho hàng hóa

5.2. Điểm khác nhau giữa điều kiện FOB và CFR là gì

Điều kiện giao hàng CFR và FOB:

  • FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu.
  • CFR (Cost and Freight) – tiền hàng, cước tàu.

Trách nhiệm thuê tàu:

  • FOB: Người mua
  • CFR: Người bán

Cảng đích:

Mặc dù cả hai điều kiện đều có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu hoặc cảng đi nhưng với CFR, người bán phải có trách nhiệm tới khi hàng đã cập cảng đến.

6. Một số câu hỏi về CFR Incoterms 2020 / 2010

Câu 1: Điều kiện thương mại quốc tế có phải là cơ sở pháp luật bắt buộc phải áp dụng khi giao dịch buôn bán trên thế giới không?

Câu 2: Incoterms có thể thay thế cho hợp đồng thương mại hay không?

Câu 3: Tại sao phải ghi Incoterms và năm phát hành trong hợp đồng ngoại thương?

Câu 4: Trong hợp đồng có áp dụng Incoterms, người ta có quyền không thực hiện hoàn toàn nội dung của Incoterms hay không? Tại sao?

Câu 5: Ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu thường chọn nhóm F và các doanh nghiệp nhập khẩu thường chọn nhóm C, tại sao?

Câu 6: Theo điều kiện FCA thì nếu việc giao hàng được thực hiện tại cơ sở của ngừoi bán thì người bán có trách nhiệm bộc hàng, như vậy nếu giao hàng không phải ở tại cở sở của người bán thì người bán có trách nhiệm bốc hàng không?

Câu 7: Trong điều kiện FOB, chi phí thuê bốc xếp, làm hàng, thuê cẩu ở cảng do ai phải chịu?

Câu 8: Khi nào thì người mua nên lựa chọn điều kiện giao nhận là EXW?

Hy vọng với những chia sẻ cụ thể về CFR là gì? Trách nhiệm của người mua và người bán trong CFR cụ thể như thế nào, đồng thời biết được điều kiện này so với điều kiện khác có điểm gì giống và khác sẽ giúp các bạn có những hiểu biết cụ thể về điều kiện này để có thể áp dụng đúng, tránh sai sót trong quá trình làm việc.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm các bài viết:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *