FCR là gì? Đây là khái niệm nghe còn khá mới lạ so với nhiều người trong ngành xuất nhập khẩu. Thực chất FCR là gì, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Gia đình Logistics nhé!
»»» REVIEW Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Hà Nội TPHCM
1. FCR là gì? FCR trong xuất nhập khẩu là gì?
FCR hay chính là Forwarder’s Certificate of Receipt (forwarder’s cargo of receipt) ) – Giấy chứng nhận của người giao nhận. Đây là một chứng từ thương mại quốc tế, được cấp bởi các nhà giao nhận vận tải.
Khi ta gửi hàng áp dụng phương thức vận tải đa phương thức, người bán và người mua có thể do tin tưởng nhau hoặc do người mua đã trả tiền trước, mà không cần dùng đến F.B/L gốc. Lúc đó hai bên sẽ chuyển sang dùng một loại giấy tờ đơn giản hơn, đó chính là FCR.
FCR được FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế) đề xuất sử dụng cho người giao nhận từ năm 1955. Cụ thể người giao nhận hàng là người thay mặt người bán chuyển hàng hóa cho người mua. Người giao nhận có thể là một đại lý hay một công ty thực hiện các dịch vụ được thiết kế để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
FCR chỉ dành cho các thành viên FIATA.
2. Chức năng của FCR
Đầu tiên ta cần hiểu FCR không có chức năng như một chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, cũng không phải là một hợp đồng vận tải đối với hàng hóa. FCR chỉ đơn giản là một chứng từ được cấp cho Người Giao hàng để hỗ trợ cho việc thanh toán L/C. Có thể coi FCR là một bằng chứng của một hợp đồng gửi hàng/ xử lý hàng hóa.
Đặc biệt, FCR KHÔNG ĐƯỢC phát hành “theo lệnh” (To order) của người nhận hàng hoặc ngân hàng mở L/C. Do hàng hóa sẽ được giao cho người nhận hàng ghi đích danh trên FCR, việc giao hàng cho Người nhận hàng không phụ thuộc vào việc xuất trình FCR cho người giao nhận. Vậy nên FCR là chứng từ không có giá trị lưu thông.
3. Các điều kiện và điều khoản của FCR
Thực tế, mặt sau của FCR có in các điều kiện kinh doanh chung (hoặc các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn) của ngành giao nhận vận tải tại quốc gia phát hành.
Chứng từ này chỉ có thể được sử dụng cho các người giao nhận tuân thủ đúng các điều kiện, điều khoản này trong hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải.
4. Lợi ích khi sử dụng FCR trong thương mại quốc tế
FCR góp phần làm giảm bớt khó khăn thường xảy ra trong giao dịch thương mại quốc tế.
- Người nhập khẩu/xuất khẩu tận dụng điều kiện FCR trong việc gom hàng lẻ.
Người giao nhận thường gom hàng từ nhiều người cung ứng khác nhau. Những ai bán hàng theo điều kiện EXW có quyền nhận tiền ngay khi giao hàng cho người giao nhận.
Cụ thể người bán khi kí hợp đồng với người mua sẽ yêu cầu sử dụng FCR, và chỉ cần Người giao nhận nhận hàng từ Shipper, cấp FCR cho Shipper thì Shipper sẽ nhận được tiền hàng. Tất nhiên có được như thế chỉ trong điều kiện người mua đã thanh toán tiền hàng cho người bán trước khi người bán giao hàng cho người giao nhận.
- Người xuất khẩu vận dụng FCR để được thanh toán sớm nếu dùng L/C
Bản chất của việc dùng FCR là khi người bán giao hàng cho FWD là hàng đã thuộc quyền kiểm soát của người giao nhận, quyền sở hữu hàng hóa thuộc về người mua, người bán sẽ không có quyền gì để không thả hàng cho người mua khi hàng đến. Nên người mua sẽ chấp nhận và thuyết phục ngân hàng Mở L/C đồng ý sử dụng FCR thay vì dùng F.B/L. Thường thì ngân hàng Mở sẽ chỉ đồng ý nếu người mua đã ký quỹ 100% tiền hàng cho ngân hàng Mở để giảm rủi ro.
Song, người bán sẽ phải cân nhắc kĩ khi sử dụng điều kiện FCR. Khi hàng để cảng dỡ, Người giao nhận sẽ giao hàng cho người mua dù cho người mua đã thanh toán cho ngân hàng hay chưa. Vậy nên dù người mua đã nhận được hàng mà vì một số lý do nào đó như chứng từ không hợp lệ, người bán sẽ không được ngân hàng thanh toán. Người bán sẽ phải chịu hoàn toàn những rủi ro sau đó.
- Tránh được những rắc rối khi hoán đổi F.B/L trong mua bán tay 3 theo điều kiện FOB/FCA thanh toán bằng L/C.
Người mua trung gian muốn giấu tên người bán và người mua cuối cùng để họ không biết đến nhau. Khi đó Người giao nhận miễn cưỡng cấp lại 1 bộ FBL hoán đổi (switched FBL) khi nhận được 1 bộ gốc FBL ban đầu để hủy.
Thay vào đó, người mua trung gian sẽ phải giao lại FCR do người giao nhận đã cấp để đổi lấy FCT hoặc FBL. Người giao nhận chỉ cấp FCT hoặc FBL khi hàng hóa còn nằm trong quyền định đoạt của người giao nhận và không có bất kỳ khiếu nại nào khác đối với lô hàng đó.
»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
5. Phân biệt giữa FCR (forwarder’s cargo of receipt) và BL (bill of lading)
BL (bill of lading)
- Vận đơn BL (Bill of lading) là hợp đồng vận chuyển giữa cảng xếp và cảng dỡ hàng.
- Đây là một chứng từ vận tải liên quan đến các quy tắc thư tín dụng.
- Vận đơn BL có thể được phát hành dưới dạng thương phiếu (được lập theo lệnh của ngân hàng mở hoặc được thực hiện theo đơn đặt hàng và xác nhận trống).
- Ít nhất một BL gốc phải được giao cho người vận chuyển.
- Hợp vận đơn được phát hành dưới dạng thương lượng.
- Trên mặt vận đơn BL phải rõ ràng cảng xếp, cảng dỡ và ngày vận chuyển lên tàu.
FCR (Forwarder’s Cargo Of Receipt)
- FCR không có và không phải là hợp đồng vận chuyển.
- FCR không thể chuyển nhượng được.
- FCR chỉ dùng cho người giao nhận.
- Người nhận hàng có thể lấy hàng hóa từ người vận chuyển mà không cần nộp bản chính FCR.
- FCR không phải là chứng từ vận tải liên quan đến các quy tắc thư tín dụng L/C.
- FCR không cần ghi rõ cảng xếp, cảng dỡ, ngày vận chuyển lên tàu.
Nói chung, FCR là chứng từ được dùng riêng cho người giao nhận để xác nhận người bán đã giao hàng cho người giao nhận để gửi cho người nhận hàng.
Ngày nay FCR được sử dụng phổ biến rộng rãi hơn đối với hàng lẻ vận chuyển bằng đường biển hoặc với các lô hàng phải đóng vào kho trước khi xếp lên các phương tiện vận tải khác. Tuy nhiên ta cần nắm vững cách thức sử dụng và những lưu ý khi vận dụng loại chứng từ này.
Bài viết trên đã phần nào giải đáp các thắc mắc về FCR trong xuất nhập khẩu. Nếu có câu hỏi nào khác cần Gia đình Logistics giải đáp thì hãy comment phía dưới nhé!
Xem thêm:
- LC là gì? Quy trình thanh toán LC
- Logistics là gì? Những vị trí công việc trong ngành logistics
- Packing slip là gì?
- Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container
- Hướng dẫn quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu