LC là gì? Quy trình thanh toán LC

LC là gì? Quy trình thanh toán LC

Thanh toán LC là một trong những phương thức thanh toán quốc tế được ưa chuộng nhất hiện nay, tuy nhiên việc sử dụng phương thức thanh toán LC này khá phức tạp. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ nội dung LC và quy trình thanh toán LC.

Trong nội dung dưới đây, Gia đình logistics sẽ phân tích cụ thể những nội dung về LC và chia sẻ quy trình thanh toán LC để bạn có thể hiểu rõ và thực hiện công việc tốt hơn nhé.

>>> Xem thêm:

1. LC là gì?

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó theo yêu cầu của khách hàng ( Importer) yêu cầu mở LC, một ngân hàng (ngân hàng phát hành LC) phát hành một bức thư, theo đó Ngân Hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho người hưởng ( Exporter) khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định của LC.

Như vậy người mua, người bán và ngân hàng là những cá thể tham gia vào quá trình thanh toán LC. LC được viết tắt bởi từ Letter of Credit. Ngoài ra còn có tên gọi khác là Documentary Letter of Credit để nhấn mạnh đến chứng từ và phương thức thanh toán.

Bản chất của việc thanh toán LC là người nhập khẩu mượn uy tín của ngân hàng (tín dụng) để thuyết phục người xuất khẩu giao hàng; sau đó người xuất khẩu đòi tiền ngân hàng dựa trên các bằng chứng (chứng từ) chứng minh mình đã hoàn thành trách nhiệm.

Đối với người NK thì phải có đơn yêu cầu mở LC được phát hành bởi người NK. Nhà NK phải có uy tín với ngân hàng và với các giao dịch đã có trước đó.Nhà NK phải có tài sản để thế chấp cho ngân hàng để tạo thành một cam kết, đảm bảo sẽ trả tiền cho Ngân Hàng phát hành.

Đối với nhà XK ( hay người thụ hưởng) phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp để nhận được thanh toán.

2. Các bên tham gia thực hiện thanh toán LC

Định nghĩa: Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) là phương thức trong đó theo yêu cầu của người nhập khẩu, ngân hàng sẽ phát hành một Thư tín dụng (Letter of Credit – LC), trong đó ngân hàng cam kết thanh toán khi người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện đã quy định trong Thư tín dụng.

 

Thanh toán LC

>>>>>>> Học Logistics Ở Đâu Tốt?

Người yêu cầu phát hành (Applicant): Người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác.

• Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu.

• Người hưởng lợi (Beneficiary): Người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.

• Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Ngân hàng thực hiện thông báo LC (thường là ngân hàng phục vụ cho người xuất khẩu).

• Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó (thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ).

• Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Ngân hàng thực hiện xác nhận LC (thường chính là Ngân hàng thông báo).
• Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo đề nghị của người hưởng lợi.

3. Các thời điểm thanh toán LC

Không giống như thanh toán bằng T/T, việc thanh toán LC chỉ xảy ra sau khi người xuất khẩu đã giao hàng với hai thời điểm cụ thể như sau:

a. LC trả ngay (LC at sight)

Sau khi giao hàng, bên xuất khẩu thực hiện việc xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành LC để yêu cầu thanh toán LC.

Ngân hàng thanh toán ngay khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp theo các điều kiện của LC.

b. LC trả chậm 30, 60, 90… ngày (Deferred LC)

Sau khi giao hàng, bên xuất khẩu thực hiện việc xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành LC để yêu cầu thanh toán.

Ngân hàng thanh toán sau 30, 60, 90 ngày… kể từ ngày giao hàng hoặc kể từ ngày nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp theo các điều kiện của LC.

4. Quy trình thanh toán LC

Với việc thanh toán LC, trách nhiệm giao hàng là của người xuất khẩu còn trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu đã chuyển từ người nhập khẩu sang ngân hàng mở LC.

Quy trình thanh toán LC
Quy trình thanh toán LC

Sau khi 2 bên tiến hành ký hợp đồng mua bán thì nhà NK căn cứ nội dung hợp đồng để tiến hành mở thư tín dụng. Quy trình thanh toán LC thực hiện theo các bước dưới đây

(1) Nhà NK đề nghị Ngân hàng bên NK phát hành LC cho người thụ hưởng là nhà XK

(2) Ngân hàng phát hành sẽ lập LC và thông qua Ngân hàng đại lý của mình ở đầu XK thông báo thư tín dụng đã được mở đồng thời gửi bản gốc LC cho Ngân hàng đầu XK mẫu thang bảng lương 2019

(3) NH thông báo (bên nhà XK) sẽ thông báo cho nhà XK nội dung LC và kiểm tra xem đã khớp các điều kiện đã thỏa thuận như trên Hợp đồng chưa và đề nghị xác nhận, đồng thời gửi bản gốc LC cho nhà XK

(4) Nhà XK chấp nhận LC, tiến hành giao hàng phân tích tài chính

(5) Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của LC và xuất trình thông qua Ngân hàng thông báo cho Ngân hàng mở LC đề nghị thanh toán

(6) Ngân hàng mở LC kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và trả lại Hồ sơ cho nhà XK.

Trong một số trường hợp phát hiện chứng từ thanh toán không hợp lệ, nhà xuất nhập khẩu cần làm gì để Ngân hàng mở LC thanh toán tiền hàng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Trường hợp chứng từ vấp phải bất hợp lệ, người Xuất khẩu cần làm gì để Ngân hàng Mở LC thanh toán tiền

(7) Ngân hàng mở LC đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ gốc cho nhà NK sau khi đã nhận xác nhận thanh toán hoặc đã thanh toán học xuất nhập khẩu ở hà nội

(8) Nhà NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu không phù hợp nội dung LC thì có quyền từ chối thanh toán.

>>> Xem thêm: Trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh chất lượng có tốt không?

Để thể hiện được ưu điểm của mình thì trước tiên LC phải là một cam kết không hủy ngang (Irrevocable) của ngân hàng dành cho người xuất khẩu. Cũng vì thế phương thức Tín dụng chứng từ là an toàn nhất đối với người xuất khẩu trong thanh toán quốc tế.

Bạn muốn học xuất nhập khẩu thực hành ở Hà Nội và TPHCM những phần nghiệp vụ xuất nhập khẩu cùng chuyên gia XNK, hãy tham gia Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn để bổ sung kiến thức, trải nghiệm thực tế và hoàn thiện kĩ năng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *