Logistics là gì? Những vị trí công việc trong ngành logistics 

Logistics là gì? Những vị trí công việc trong ngành logistics 

LOGISTICS là lĩnh vực đóng vai trò kết nối, mạch liên kết, mạch máu của nền kinh tế, giúp cho hoạt động sản xuất – kinh doanh được lưu thông, phát triển. Tuy nhiên, thuật ngữ logistics hiện vẫn chưa thể giải nghĩa bằng 1 từ tiếng Việt tương đương, vì Logistics là phạm trù rất rộng, chúng ta chỉ có thể hiểu một cách tương đối về Logistics.

Vậy cụ thể Logistics là gì? Nghề logistics là làm những nghiệp vụ gì? Những vị trí công việc trong ngành logistics, học ngành Logistics ở trường nào tốt?,… đây là thắc mắc của rất nhiều sinh viên, người đi làm muốn chuyển sang nghề logistics. Tất cả nội dung này sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

>>>>> REVIEW Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Hà Nội TPHCM

I. Logistics Là Gì?

LOGISTICS là thuật ngữ chuyên ngành có gốc Hy Lạp. Logistics là một phần của chuỗi cung ứng gồm tổng thể nhiều công việc liên quan đến hàng hóa. Từ quy trình đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho đến khi hàng được giao cho người tiêu thụ cuối cùng.

Logistics cũng có thể được hiểu là việc quản lý dòng chung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan…..từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải (Nguồn: UNESCAP)

Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chung chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (World Maritime Unviersity- Đại học Hàng Hải Thế Giới, D. Lambert 1998).

Vì vậy trên cơ sở Logistics tổng thể (Global Logistic) người ta chia hoạt động logistics thành Supply Chain Managment Logistics (Logistics quản lý chuỗi cung ứng), Transportation Management Logistics (Logistics quản lý vận chuyển hàng hóa), Warhousing/ Inventery Management Logistics (Logistics về quản lý lưu kho, kiểm kê hàng hoá, kho bãi)

Nhưng cách hiểu phổ biến nhất, logistics chính là dịch vụ hậu cần. Là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc sắp xếp, đóng gói, vận chuyển, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ giao – nhận hàng hóa theo yêu cầu, dịch vụ kho bãi,… nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.

Logistics có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nếu hiểu một cách chung chung như trên, bạn sẽ rất khó hình dung về Logistics, vì vậy chúng ta có thể hiểu theo phạm trù như:

  • Ngành Logistics
  • Dịch vụ Logistics
  • Công ty logistics,…

II. Ngành Logistics Là Gì?

Logistics đang là ngành dịch vụ phát triển nhất tại Việt Nam, một trong những ngành được gọi là dịch vụ hậu cần. Logistics là quá trình chuẩn bị hàng hóa gồm: đóng gói, kẻ ký mã hiệu, bảo quản, vận chuyển và làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu cho hàng. Logistics giống như “người trung gian” để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người dùng.

Xem chi tiết: Ngành Logistics là gì? Ngành Logistics học gì? Cơ hội việc làm của ngành Logistics

III. Dịch vụ Logistics

Theo bộ luật Thương Mại:

“Dịch vụ logistics là thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

Các công ty Logistics là các đơn vị, chủ thể cung cấp dịch vụ logistics, bao gồm việc giao nhận hàng hóa, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan, xin giấy phép cho hàng hóa, đóng gói hàng hóa, và các dịch vụ khác như giao hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng,…

IV. Những vị trí công việc trong ngành Logistics

Những vị trí công việc trong ngành Logistics

>>>>>>> Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt

1. Nhân viên kinh doanh (Sale Logistics)

Nhân viên sale Logistics sẽ bán dịch vụ gồm: Cước vận chuyển, hải quan, trucking, giấy phép, dịch vụ liên quan đến chứng từ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.

– Thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ bằng: mối quan hệ, nghiệp vụ, giá, chất lượng dịch vụ…

– Chăm sóc khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới để tăng lượng hàng.

– Phối hợp cùng bộ khác để công ty để phát triển, triển khai thêm những dịch vụ mới.

Lưu ý: Đây là vị trí trong ngành logistics có thể đạt những thu nhập rất cao

2. Nhân viên chứng từ

Đây là công việc đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ khi kiểm tra chứng từ XNK, làm chứng từ A/N, Bill, SI, booking, khai báo..Khối lượng công việc nhiều và áp lực, bao gồm các công việc:

– Làm việc với khách hàng/ Sales tư vấn về thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, thuế,….

– Kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo hợp lệ hợp pháp.

– Khai báo hải quan.

– Chuẩn bị bộ chứng từ thông quan, xin CO, kiểm tra chất lượng, giấy phép…

– Phối hợp cùng nhân viên hiện trường / nhà xe / lái xe để thông quan, giao nhận chứng từ /hàng hóa.

– Theo dõi quá trình đóng, xếp, đỡ hàng hàng

– Xử lý phát sinh nếu có

– Lưu trữ hồ sơ, chứng từ, báo cáo công việc

– Phối hợp và hỗ trợ kế toán nội bộ để tập hợp hóa đơn chi hộ, làm debit cho khách hàng.

– Phối hợp với các bộ phận khác để tiếp nhận chứng từ và giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn thỏa thuận

– Báo cáo chi tiết công việc cho phụ trách bộ phận và ban giám đốc.

– Làm các chứng từ: Bill, A/N, SI, MNF…..

– Thực hiện các hoạt động khai báo manifest / bill….

– Phối hợp cùng nhân viên hiện trường và nhân viên chứng từ inland để đảm bảo kế hoạch giao nhận hàng cho khách hàng.

– Xử lý phát sinh nếu có

– Lưu trữ hồ sơ, chứng từ, báo cáo công việc

– Phối hợp và hỗ trợ kế toán nội bộ để tập hợp hóa đơn chi hộ, làm debit cho khách hàng.

3. Nhân viên giao nhận hiện trường

Đây là công việc khá vất vả phù hợp với nam giới, gồm các nghiệp vụ:

– Chạy bên ngoài, làm việc với: cơ quan cấp giấy tờ, hải quan, kho, cảng, cơ quan cấp phép, ngân hàng….

– Công việc: Giao nhận chứng từ/ nộp thuế, ra cảng/ sân bay, hải quan, đi làm C/O, bảo hiểm, xin giấy phép, giám sát đóng hàng / hạ hàng….

Lợi ích vị trí này: Tăng rất nhiều khả năng giao tiếp và cách xử lý tình huống.

Ngoài ra, tùy theo quy mô, cách thức tổ chức của doanh nghiệp, có thêm các vị trí như:

4. Nhân viên chăm sóc khách hàng

Bộ phận này đứng giữa là cầu nối: Khách hàng và bộ phận nghiệp vụ.

– Theo dõi và nghe ngóng toàn bộ quá trình làm hàng, quá trình cung cấp dịch vụ.

– Hỗ trợ bộ phận nghiệp vụ (Chứng từ/ Ops) để hỗ trợ, chăm sóc khách hàng 1 cách nhanh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất.

– Theo dõi các đơn đặt hàng lớn, hỗ trợ giải quyết yêu cầu khách hàng kịp thời nhất khi các bộ phận chứng từ/ Sales cần hỗ trợ và over việc.

– Phối hợp với Sales để cảm nhận những thay đổi nhỏ nhất của khách hàng nhằm giữ mối quan hệ tốt nhất với khách hàng.

Đây là bộ phận trong ngành logistics đòi hỏi vừa có nghiệp vụ vừa phải có kỹ năng chăm sóc khách nên rất dễ có thể Sales thêm được được những khách hàng mới.

NOTE: Bộ phận này thường đi từ bộ phận nghiệp vụ đi lên.

Mong rằng khi hiểu về ngành Logistics và mô tả về các vị trí công việc trong doanh nghiệp logistics, bạn sẽ có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Gia đình Logistics chúc bạn thành công!

Tags: Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, logistics là ngành gì, ngành logistics là gì, ngành logistics học trường nào, mức lương ngành logistics, học ngành logistics ra làm gì, ngành logistics là ngành gì, ngành logistics học ở đâu…

>>>>>>>> Tham khảo: REVIEW Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Hà Nội TPHCM

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *