Thuật ngữ “Supply Chain là gì” đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên một vài năm gần đây, thuật ngữ này được đề cập rất nhiều, đặc biệt là thời điểm các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu và logistics bắt đầu phổ biến hơn.
Vậy Supply Chain là gì? Vai trò, lợi ích và vận dụng chuỗi cung ứng (Supply chain) trong hoạt động doanh nghiệp như thế nào?
Bài viết dưới đây Gia đình Logistics sẽ chia sẻ các thông tin về Chuỗi cung ứng – Supply Chain.
1.Chuỗi cung ứng – Supply Chain là gì?
Supply chain hay còn gọi là Chuỗi cung ứng là hệ thống nguồn lực bao gồm các tổ chức, cá nhân, công cụ hay hoạt động liên quan đến hoạt động vận chuyển từ nguyên vật liệu thô đến bán thành phẩm, thành phẩm và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống phân phối.
Supply chain là mạng lưới lớn, cung ứng nhu cầu cần thiết theo một hệ thống phức tạp. Vì vậy, đối với doanh nghiệp Việt Nam với mô hình kinh doanh vừa và nhỏ thì để có một bộ phận chuyên trách Chuỗi cung ứng là rất khó.
Mục tiêu là đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng chuỗi cung ứng (Supply chain) không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn các công ty vận tải (logistics), kho vận, nhà bán lẻ và khách hàng của chuỗi.
Thuật ngữ Chuỗi cung ứng – Supply Chain thường đi kèm với thuật ngữ Quản trị/ quản lý Chuỗi cung ứng – Supply Chain Management.
>>>>>> Xem thêm: Mô tả công việc của nhân viên mua hàng xuất nhập khẩu
2. Quản lý Chuỗi cung ứng – Supply Chain Management
Việc quản lý chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa lợi ích cho hoạt động chuỗi cung ứng.
Quản lý Chuỗi cung ứng là thực hiện từ việc lên kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến mua hàng, sản xuất/chế tạo và các hoạt động logistics.
Đặc biệt, quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc phối hợp và hợp tác với các đối tác trong chuỗi bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà cung cấp dịch vụ logistics, và khách hàng.
Việc quản trị chuỗi cung ứng thường phức tạp, yêu cầu sự gắn kết và hợp tác chặt chẽ giữa các công ty và các đối tác trong cùng một chuỗi cung ứng, việc hợp tác này gồm cả khách hàng và nhà cung cấp. Trong nhiều trường hợp, bạn còn cần thêm sự hỗ trợ của các công cụ và phần mềm để việc quản trị chuỗi cung ứng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
3.Vai trò và lợi ích của Supply Chain đối với doanh nghiệp
Supply chain tác động trực tiếp đến quản lý lợi ích, các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.
Với sự xuất hiện Quản lý chuỗi cung ứng, từ việc thu mua hàng hóa kết hợp giữa vận chuyển và logistics cho đến thời điểm hiện tại đã gắn liền mọi hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp. Từ việc hoạch định kế hoạch sản xuất, quá trình tìm nguồn cung ứng hàng hóa, thu mua,…rồi sản xuất thành phẩm, tìm kiếm đối tác, cung ứng sản phẩm qua các kênh trung gian đến tay người tiêu dùng, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng thông qua chuỗi vận hành logistics,…
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain) tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa của doanh nghiệp.
Quản lý chuỗi cung ứng chính là quản lý cung và cầu trong hệ thống của doanh nghiệp.
Việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
- Giảm Chi phí cho chuỗi cung ứng.
- Giảm lượng hàng tồn kho.
- Dự báo được nhu cầu và số lượng sản xuất
- Đẩy mạnh nhu cầu, tiếp cận nguồn khách hàng đa dạng hơn
- Cải thiện vòng cung ứng các đơn hàng
- Tăng lợi nhuận sau thuế
4. Mô hình Supply Chain là gì?
Mô hình chuỗi cung ứng được các doanh nghiệp sử dung nhiều nhất hiện nay là mô hình SCOR (Supply – Chain Operations Reference) hay còn hiểu là mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng. Mô hình này sẽ đo lường toàn bộ hiệu suất mà chuỗi cung ứng có thể mang lại, đây là một mô hình tham chiếu quá trình quản trị chuỗi cung ứng trải rộng từ nhà cung cấp cho đến khách hàng, bao gồm các hoạt động chính như: thực hiện giao hàng, thực hiện đơn hàng, chi phí của việc bảo hành, quá trình gửi trà hàng hóa, sản xuất linh hoạt,…
Mô hình SCOR dựa trên ba nguyên tắc chính: mô hình hóa quá trình / tái cấu trúc, đo lường hiệu suất và thực hành tốt nhất.
Có 5 khối xây dựng mô hình hóa quy trình riêng biệt cho mô hình SCOR:
- Lên kế hoạch (Plan)
- Nguồn (Source)
- Thực hiện (Make)
- Giao hàng (Deliver)
- Trả lại (Return)
Mong rằng bài viết của Gia đình Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ về Supply Chain.
Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất