Vận Đơn Gốc Là Gì? Cách Sử Dụng Vận Đơn Gốc

Vận Đơn Gốc Là Gì? Cách Sử Dụng Vận Đơn Gốc

Vận đơn gốc hay vận đơn copy Bill of Lading là thực sự quan trọng cần thiết đối với quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, luân chuyển, thông quan hàng hóa nếu không nắm rõ khái niệm vận đơn gốc là gì, cách dử dụng vận đơn gốc hay cách phân biệt vận đơn gốc với vận đơn copy và vận đơn nháp.

Vậy hãy cùng Gia đình Logistics bổ sung thêm về những kiến thức đó qua bài viết dưới đây.

I. Vận Đơn Là Gì? Vận Đơn Gốc Là Gì?

1. Vận đơn là gì?

Vận đơn – Bill of Lading là một chứng từ vận tải do người vận chuyển (Shipper), đại lý của người vận chuyển (Agent Forwarder) ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc những hàng hóa đã được nhận và đang chờ xếp lên tàu.

Thông thường vận đơn được gọi với tên là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…

2. Vận đơn gốc là gì?

Vận đơn gốc (hay Bill gốc – Original Bill) là loại vận đơn do các hãng tàu hoặc Forwarder phát hành. Để người xem có thể phân biệt dễ dàng với vận đơn copy thì trên mỗi vận đơn này thường có chữ ký viết bằng tay.

II. Đặc Điểm Của Vận Đơn Gốc

Mẫu Vận đơn gốc

Ta có thể kể một số đặc điểm chính để miêu tả về vận đơn gốc như sau:

  • Dù là các bản photocopy, bản chụp, bản sao, in, hay đánh máy nhưng được ký bằng tay thì đều được xem là “vận đơn gốc”
  • Nếu không có chữ ký bằng tay thì dù trên các vận đơn có đóng con dấu, có cả chữ Original thì tất cả đều không có giá trị là vận đơn gốc
  • Ở mặt phía trước các vận đơn in ra được đóng dấu chữ “Original”. Các điều khoản và điều kiện đi kèm sẽ được in ở mặt sau vận đơn.
  • 1 bộ vận đơn được phát hành sẽ bao gồm 2 hay nhiều hơn 3 bản Original giống nhau về cả hình thức, nội dung. Để dễ phân biệt thì mỗi hãng tàu hay Forwarder sẽ có các cách in vào vận đơn các chữ khác nhau.

Để tăng khả năng tin tưởng thì nhiều trường hợp đối phương sẽ yêu cầu vận đơn gốc thay vì vận đơn copy. Vận đơn gốc sẽ giúp tăng lòng tin của nhà nhập khẩu đối với phía xuất khẩu và thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Việc giao nhận hàng hóa sẽ tốn nhiều thời gian hơn nếu nhà xuất khẩu không chuyển vận đơn trước cho nhà nhập khẩu hoặc đến khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu mới yêu cầu Bill gốc .

»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

III. So Sánh Vận Đơn Gốc Và Vận Đơn Copy, Vận Đơn Nháp

So sánh vận đơn gốc và vận đơn copy

1. Vận đơn gốc:

  • Trên vận đơn có ghi chữ “ original hoặc có dấu mộc đỏ chữ “ original” được dập trên mặt trước vận đơn
  • Thường có 3 bản gốc, nếu đã xuất trình 1 bản để nhận hàng rồi thì 2 bản còn lại sẽ không còn giá trị để nhận hàng nữa.
  • Vận đơn gốc có thể chuyển nhượng, sang tay.

2. Vận đơn Copy (Copy B/L)

  • Vận đơn Copy luôn được đi kèm với vận đơn gốc
  • Thường gồm 3 bản copy và được dập chữ “ Copy” hoặc “ Non-negotiable” trên mặt trước của vận đơn.
  • Vận đơn copy không được có khả năng sang tay, chuyển nhượng.

3. Vận đơn nháp (Draft B/L)

  • Do hãng tàu gửi cho shipper xem và xác nhận thông tin trên đó trước khi hãng tàu ra bản gốc sau khi mà hãng tàu nhận được thông tin làm B/L từ shipper.
  • Trên mặt trước B/L được dập chữ “ draft” hoặc “ Proof” hoặc “ Proofread”
  • Vận đơn nháp không có khả năng sang tay hay chuyển nhượng.

IV. Cách Sử Dụng Vận Đơn Gốc

Quy trình các bước làm vận đơn B/L mà các doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Lấy bản báo giá cước tàu và phụ phí ( trong trường hợp hàng chỉ định thì không cần)

Bước 2: Lấy lịch vận chuyển của tuyến tàu cần đi

Bước 3: Gửi giấy lưu cước (Booking Note)

Bước 4: Nhận xác nhận đã đặt chỗ trước từ hãng tàu (Booking Confirmation) hoặc lệnh cấp Container rỗng…

Bước 5: Lấy Container rỗng về kho hoặc mượn Container về trải bãi đóng hàng

Bước 6: Trả Container tại Depot/cảng theo chỉ định trong Booking và hoàn tất việc thông quan hàng hóa trước khi đến giờ Closing time

Bước 7: Trước giờ Document cut off phải làm xong chi tiết B/L (Shipper Instruction) gửi hãng tàu

Bước 8: Nhận vận đơn nháp (Bill draft) từ hãng tàu

Bước 9: Kiểm tra, sửa chữa và xác nhận bill draft

Bước 10: Đi đến hãng tàu để lấy B/L và đóng tiền phụ phí theo B/L đúng theo quy định trình tự.

5. Phải Làm Gì Khi Mất Vận Đơn Gốc

Một trong những điều cấm kỵ là làm mất bill gốc vì các hãng tàu sẽ không release hàng cho bạn. Trong trường hợp bạn làm mất vận đơn gốc, nếu muốn release hàng bạn sẽ phải cam kết với hãng tàu và đóng một lượng tiền mặt tương đương 110% giá trị hàng hóa cho hãng tàu và hãng tàu sẽ giữ lại trong vòng 2 năm.

Hy vọng qua bài viết này Gia đình Logistics đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới về vận đơn gốc.

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *