Handling Fee Là Gì? So sánh phí Handling và phí THC

Handling Fee Là Gì? So sánh phí Handling và phí THC

Trong thương mại quốc tế, hầu hết các lô hàng xuất nhập khẩu đều phải trả phí handling. Nhiều doanh nghiệp thắc mắc tại sao hàng hóa của họ lại phải trả loại phụ phí này. Vậy handling fee hay handling charge là gì? Phụ phí là bao nhiêu và ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho ai? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp dưới đây, let’s start!

>>> REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

1. Handling fee là gì?

Trong ngành vận tải biển xuất nhập khẩu, handling fee do các công ty vận tải hoặc người giao nhận quy định. Người gửi hàng hoặc người nhận hàng sẽ có trách nhiệm thanh toán khoản phí này cho người vận chuyển hoặc người giao nhận.

Handling fee được trả để bù đắp chi phí chăm sóc hàng hóa, thường là phí giao dịch giữa tàu và đại lý, phí xử lý D/O (Delivery Order), phí kê khai, phí khấu hao, v.v… Bởi đối với bất kỳ hàng hóa nào, dù lớn hay nhỏ, dù đơn giản đến đâu thì công ty vận chuyển hay đơn vị giao nhận đều phải bỏ công sức và thời gian để làm thủ tục trên cho bạn.

Phí handling là gì

2. Đặc điểm của handling fee

+ Handling fee là khoản phụ phí mà chủ hàng hoặc nhà xuất khẩu phải trả cho hãng tàu hoặc hãng giao nhận.

+ Handling fee xuất hiện trong quá trình giao dịch của người giao nhận với chi nhánh nước ngoài để xử lý các thủ tục với tư cách là đại diện của chi nhánh Việt Nam.

+ Các thủ tục do đại diện chi nhánh xử lý và tính phí bao gồm khai báo hải quan nhanh, đăng ký vận đơn, đăng ký D/O và các thủ tục khác.

Thực tế, các công ty vận chuyển sẽ không tính phụ phí. Tuy nhiên, một số hãng sẽ chủ động định mức và thu phụ phí thông qua bộ phận giao nhận hàng hóa. Do đó, người giao nhận sẽ tính phí này cho người gửi hàng và cộng vào tổng cước vận chuyển đường biển. Vì người giao nhận được chỉ định không được phép nhận hoa hồng từ hoạt động xuất nhập khẩu.

3. Cấu trúc của handling fee là gì?

Handling fee bao gồm 2 khoản phí:

THC (Terminal Handling Charge): Là phụ phí xếp dỡ hàng tại cảng, tính theo từng container. Phí được tính dựa trên số lượng container hàng hóa của người gửi hàng. Nó được sử dụng để thanh toán cho việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng. Khi đó, chủ tàu sẽ phải trả phí xếp dỡ xuống cảng để bù đắp chi phí. Chủ tàu thu phụ phí THC của khách hàng.

Handling fee: Một khoản phụ phí cho việc xếp dỡ hàng hóa. Phí được sử dụng để trang trải và duy trì mạng ủy quyền của nhà khai thác toàn cầu. Nó có thể duy trì mạng lưới liên lạc giữa các đơn vị vận tải trên thế giới thành mạng lưới thông tin chung, giúp việc trao đổi, nhận hàng được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Đơn vị vận chuyển phải thanh toán tiền điện thoại, chứng từ, tài liệu,… và các khoản phí khác. Để có thể trang trải các khoản phí này, người vận chuyển phải thu phí xếp dỡ hàng hoá từ cước phí của khách hàng.

4. Điểm khác biệt giữa Handling và phí THC là gì?

Phí Terminal Handling Charge (phụ phí xếp dỡ tại cảng) là loại phí rất quen thuộc với những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu quốc tế. Phụ phí xếp dỡ hàng hoá tại cảng là khoản phí được tính theo đơn vị các container để bù đắp các chi phí như xếp dỡ container tại cảng, vận chuyển container từ tàu vào bãi, phí quản lý của cảng,… Đặc biệt, phí THC có ở cả 2 đầu cảng, cả cảng xuất và cảng nhập. Tại cảng xuất, người có tránh nhiệm phải thanh toán phí THC là đơn vị nhận hàng đối với các incoterms như FAS, EXW, FCR.

Trong khí đó, đơn vị shiper sẽ thanh toán phí này tại cảng dỡ đối với các incoterms như DAT, DDP.

Muốn phân biệt THC fee và Handling Fee, có thể hiểu đơn giản: THC là phụ phí tại cảng, phát sinh bởi quá trình làm việc tại cảng còn Handling Fee là chi phí phát sinh do các forwarder thu để bù đắp cho chi phí làm thủ tục, chuyển giao hàng hoá.

5. Các phụ phí khác trong hoạt động xuất nhập khẩu

Ngoài handling fee, còn có một số loại phụ phí khác để có thể ước lượng được tổng chi phí cần bỏ ra. Từ đó định giá chính xác lô hàng, tránh những hao tổn không đáng có.

Một số loại phụ phí khác có thể kể đến như:

+ CFS fee (Container Freight Station fee): Đây là phí áp dụng cho lô hàng lẻ, bao gồm chi phí cho các hoạt động như bốc xếp hàng từ container sang kho, phí lưu kho cho các lô hàng lẻ, chi phí quản lý kho,…

+ Phí DEM (DEMurrage charge): Đây là phí lưu bãi khi container ở quá hạn tại cảng. Sau thời gian quy định cont được phép ở trong cảng, chủ hàng sẽ cần thanh toán thêm chi phí lưu bãi, lưu kho cho hãng tàu.

+ Phí DET (DETention): Đây là phí lưu vỏ tính trên số ngày quá hạn khi lấy container mang về kho riêng đóng hàng (hàng xuất) hay dỡ hàng (hàng nhập),…

+ B/L fee (Bill of Lading fee): Đây là chi phí phát hành vận đơn cho lô hàng, áp dụng cho lô hàng xuất. Việc phát hành bill không đơn giản chỉ là phí khi cấp bill of lading mà còn là chi phí để thực hiện các thủ tục khác như thông báo cho đại lý nhập về bill, theo dõi đơn hàng và tiến hành quản lý đơn hàng.

Trên đây Gia đình Logistics đã chia sẻ nội dung Phí Handling fee là gì và cách phân biệt phí Handling fee và phí THC. Mong rằng những kiến thức trong bài viết hữu ích với bạn đọc

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *