FOB Là Gì? CIF Là Gì? Nên Chọn Nhập Khẩu Theo Giá FOB Hay CIF

FOB Là Gì? CIF Là Gì? Nên Chọn Nhập Khẩu Theo Giá FOB Hay CIF

Ở các nước phát triển trên thế giới, khi xuất khẩu hàng hóa người xuất khẩu thường xuất theo giá CIF và nhập theo giá FOB. Ở Việt Nam có thói quen là xuất FOB và nhập CIF. Vậy giá FOB là gì? Giá CIF là gì? Tại sao công ty xuất nhập khẩu Việt Nam thường xuất FOB nhập CIF? Nhập theo giá nào sẽ tốt hơn.

Cùng tìm hiểu qua bài viết của Gia đình Logistics dưới đây nhé!

»»»» REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

1. FOB trong xuất nhập khẩu là gì?

Trong Incoterms (11 điều khoản giao hàng quốc tế) điều khoản FOB được sử dụng nhiều nhất đối với phương thức vận tải bằng đường biển, thủy nội địa. Vậy FOB là gì?

Điều khoản FOB (Free on board) + (Named port of shipment): Giao hàng lên tàu (cảng giao hàng xác định).

Điều kiện Fob incoterms 2020

Theo điều khoản này người xuất khẩu chịu mọi trách nhiệm và chi phí cho đến khi hàng được giao xong lên tàu tại cảng bốc qui định. Từ thời điểm đó trở đi người xuất khẩu không còn trách nhiệm gì nữa.

Nghĩa vụ của bên xuất khẩu:

– Chuẩn bị và cung cấp hàng theo đúng hợp đồng.

– Chịu mọi trách nhiệm chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao lên tàu như: các chi phí về đóng gói, bao bì kiểm hàng, chi phí vận chuyển đến cảng bốc, chi phí bốc hàng lên tàu ….

– Làm thủ tục thông quan xuất khẩu và đóng các thuế phí liên quan….

Nghĩa vụ của người nhập khẩu:

– Trả tiền hàng theo phương thức thanh toán đã quy định trong hợp đồng..

– Thuê phương tiện vận tải chặng chính ( thuê tàu) và trả tiền cước phí

– Chịu mọi chi phí rủi ro và tổn thất về hàng hóa từ khi người xuất khẩu giao xong hàng lên tàu

2. CIF là gì trong xuất nhập khẩu?

Điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight) + (Named port of destination): tiền hàng, bảo hiểm và cước phí + (cảng đến xác định).

CIF là gì

Nghĩa vụ của người xuất khẩu:

– Chuẩn bị và giao hàng đúng theo thỏa thuận của hợp đồng.

– Chịu trách nhiệm về mọi chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc.

– thuê phương tiện vận chuyển chặng chính và trả cước phí

– Làm thủ tục thông quan nhập khẩu và trả các thuế phí liên quan

– Mua bảo hiểm cho lô hàng và trả chi phí bảo hiểm.

– Cung cấp các chứng từ bắt buộc và do bên nhập khẩu yêu cầu…

Nghĩa vụ của người nhập khẩu:

– Kiểm tra hàng hóa trước khi dỡ hàng.

– Trả tiền dỡ hàng trong trường hợp tiền dỡ hàng không tính vào cước vận tải.

– Chịu mọi rủi ro và chi phí về hàng hóa từ sau khi người xuất khẩu giao hàng xong tại cảng bốc hàng

– Trả tiền hàng cho người xuất khẩu theo phương thức thanh toán đã quy định

– Làm thủ tục thông quan nhập khẩu và trả các thuế phí liên quan.

3. Thói quen mua CIF bán FOB

Với điều Khoản FOB: người bán giao hàng đến cảng bốc hàng và đặt hàng lên tàu là hết trách nhiệm và người mua thuê phương tiện vận tải chặng chính và trả cước phí Do vậy, người mua chịu hầu hết các rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa. Nhưng đứng ở góc độ người mua hàng, muốn mua hàng với giá rẻ hơn họ sẽ chọn mua theo  FOB dù cho trách nhiệm trong việc vận chuyển quốc tế có nặng nề hơn.

Ở nước ngoài các doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa họ đều muốn chọn nhập theo giá FOB. Tuy nhiên ở Việt Nam do các công ty xuất khẩu kinh nghiệm còn non yếu trong việc thuê tàu, giải quyết các rủi ro nên các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu với giá FOB.

Ở điều kiện CIF, người mua chỉ cần làm thủ tục thông quan nhập khẩu và đóng các phí thuế liên quan, còn mọi vấn đề về vận chuyển hàng hóa hay bảo hiểm rủi ro là trách nhiệm của người bán.

Do đó, người mua sẽ tránh được tối đa những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa, và sẽ thích nhập CIF hơn. Tuy nhiên họ sẽ phải mức giá cao hơn thông thường (vì mức giá đó đã bao gồm chi phí vận tải chặng chính và bảo hiểm hàng hóa).

Các doanh nghiệp ở Việt Nam phần nhiều là chọn nhập hàng theo điều kiện CIF .Bởi khả năng làm Logistics của họ vẫn còn non yếu, hơn nữa cũng không có nhiều kinh nghiệm về mua bảo hiểm hàng hóa. Các doanh nghiệp

Việt cũng sợ rủi ro trong vấn đề thuê tàu và mua bảo hiểm.

Khi nhập hàng theo giá CIF các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro như: giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,…vì vậy, các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam nhượng lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho doanh nghiệp nước ngoài.

4. Giá tính thuế nhập khẩu là giá FOB hay giá CIF?

Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu nhập,giá này đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giá CIF.

Với giá tính thuế nhập khẩu là giá CIF thì ta nên chọn nhập theo giá CIF hay nhập theo giá FOB thì sẽ có lợi hơn ?

5. Nên chọn nhập khẩu theo giá FOB hay CIF

Khi nhập khẩu giá FOB, các doanh nghiệp giành được quyền thuê phương tiện vận tải, có được nhiều ưu đãi từ hãng tàu, nhận được các chứng từ cần thiết để giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả cho việc giao nhận, thanh toán tiền hàng ; mang lại nhiều việc làm về cho doanh nghiệp logistics trong nước ngành vận tải biển của Việt Nam cũng vì thế mà phát triển hơn; giảm dòng tiền ngoại tệ chảy ra nước ngoài.

Nếu nhập giá CIF, DN nước ngoài sẽ giành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho lô hàng. DN Việt Nam mua lô hàng với giá cao hơn , dòng tiền ngoại tệ chảy ra nước ngoài nhiều khiến cho kim ngạch xuất khẩu giảm; không đem lại nhiều việc làm cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam, ngành vận tải biển kém phát triển ….

Vì vậy, nếu doanh nghiệp Việt chủ động được về thuê phương tiện chặng chính, mua bảo hiểm và có thêm kinh nghiệm về vận chuyển hàng hóa thì nên nhập FOB và xuất CIF, tránh thói quen như hiện nay, chúng ta thường xuất FOB và nhập CIF theo mức giá rẻ (FOB) và mức giá cao (CIF)

6. Xuất khẩu theo FOB có an toàn hơn CIF không

Xét về việc chịu rủi ro trên đường vận chuyển chặng chính thì việc xuất theo giá FOB hay theo giá CIF là như nhau. Vì với cả hai điều kiện thì người xuất khẩu chỉ chịu rủi ro đến khi hàng đã được bốc lên tàu, cũng là lúc người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, còn lại những rủi ro trên đường vận chuyển từ cảng xuất khẩu về đến kho người nhập khẩu sẽ do bên nhập khẩu chịu. Cho nên ta không thể khẳng định là FOB an toàn hơn CIF.

Do vậy, nếu chủ động thuê được phương tiện vận tải, mua bảo hiểm cho lô hàng thì ta nên xuất CIF và nhập FOB vì những lợi ích trên.

Hy vọng qua bài viết các bạn có thể hiểu và nắm rõ FOB là gì? CIF là gì? Hay nên chọn nhập khẩu theo giá CIF hay FOB.

Cảm ơn các bạn đã đọc!

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *